Bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong kinh doanh hậu đại dịch Covid 19
Làn sóng dịch bệnh COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế, việc chuyển từ hình thức bán hàng truyền thống sang bán hàng trên các nền tảng kỹ thuật số, các sàn thương mại điện tử không còn là sự lựa chọn, mà là xu thế bắt buộc để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Nội dung bài viết
1. Thời đại dịch – Internet lên ngôi
Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang khá căng thẳng cùng với xu hướng phát triển của công nghệ, Internet đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong cuộc sống.
Theo thống kê của Digital (số liệu tính tới thời điểm tháng 01/2021) thì: Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người (tăng 0,8%) trong giai đoạn 2020-2021, chiếm 70,3% dân số; số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu (tăng hơn 7 triệu người trong vòng 1 năm), tương đương 73,7% tổng dân số, tăng 7.000.000 người (tăng 11%) trong giai đoạn 2020-2021…
Thời lượng sử dụng trung bình là 6 giờ 47 phút. Đây được xem là khoảng thời gian tương đối lớn được sử dụng trong 1 ngày.
Tình trạng sử dụng internet tại Việt Nam
2. Xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
Theo khảo sát mới nhất của Visa (công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới), có đến 87% số người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và 82% trải nghiệm dịch vụ lần đầu tiên từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Trong số 10 đơn hàng thì có đến gần 6 đơn hàng được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch Covid 19.
Chuyển đổi số
Cũng theo Visa thì có đến 70 phần trăm người tiêu dùng mua hàng trên các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động.Có thể nói, giãn cách xã hội đã làm thay đổi hoàn toàn hành vi mua hàng của NTD. Việc thời gian giãn cách kéo dài, NTD dành hầu hết thời gian ở nhà thì sự tiện lợi của hình thức mua sắm trực tuyến khiến họ cảm thấy an toàn và đơn giản hơn.
Giờ đây, ranh giới giữa thương mại truyền thống và thương mại kỹ thuật số đang mờ dần khi NTD đang tìm kiếm những trải nghiệm tiện lợi của hình thức mua sắm trực tuyến.
3. Doanh nghiệp chuyển đổi số trong bán hàng là điều tất yếu
Theo “Báo cáo Phục hồi: Tái khởi động doanh nghiệp nhỏ” do Mastercard thực hiện tại 19 quốc gia trên khắp thế giới, năm 2021 ghi nhận xu hướng gia tăng về doanh số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Từ đầu năm đến tháng 8/2021, tổng doanh số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh số thương mại điện tử tăng 31,4% trên bình diện toàn cầu.
Cũng theo báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020” của Google, Temasek và Bain & Company thì có đến 50% tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trực tuyến (bao gồm cả thanh toán trực tuyến)
35% tỷ lệ doanh nghiệp triển khai ứng dụng di động triển khai chương trình khuyến mại ngay trên ứng dụng di động
53% tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng di động
Chính đại dịch Covid 19 đã đẩy việc chuyển đổi số trong việc bán hàng của các doanh nghiệp nhanh gấp nhiều lần. Việc làm bây giờ của các doanh nghiệp là phải chuyển mình theo xu hướng, nếu không muốn bị tụt lại sau trên con đường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
4. Tạo app và website bán hàng – Xu hướng chuyển đổi mới
Không thể phủ nhận các sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội là những kênh bán hàng trực tuyến đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự gia nhập mới của nhiều nhiều nhà kinh doanh đã làm tạo ra nhiều yếu điểm cho các kênh bán hàng này.
Phụ thuộc
Bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều về những điều khoản, chính sách cho khách hàng và phải chịu chi phí hoa hồng trên từng đơn hàng. Hơn nữa, bạn không thể phân chia và chăm sóc khách hàng thân thiết của bạn.
Vậy tại sao bạn không tạo sân chơi riêng cho mình với một app bán hàng riêng biệt.
Khách vãng lai
Với vô vàn các shop bán hàng tương tự như bạn trên các sàn. Thì việc khách hàng tiếp cận được và nhớ đến thương hiệu của bạn là rất khó khăn. Việc khách hàng quay trở lại mua hàng của bạn là rất ít, vì ngoài kia còn có rất nhiều shop có mức giá cạnh tranh hơn.
Lợi ích của việc tạo app và website bán hàng riêng
Quản lý bán hàng
Hỗ trợ bán hàng như 1 sàn thương mại điện tử
Marketing 0 đồng và phát triển thương hiệu
Xây dựng hệ thống CTV
Chăm sóc khách hàng tự động
Tạo khuyến mãi
Tạo thông báo đẩy
…..
Tạo app bán hàng
Chuyển đổi số đã là một nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy còn doanh nghiệp của bạn thì sao. Hãy cùng Doapp tạo ngay cho doanh nghiệp mình một app và website bán hàng ngay hôm nay nhé!