Tại sao Kinh doanh online không nên phụ thuộc hoàn toàn vào Sàn thương mại điện tử?
Sàn thương mại điện tử được coi như “mảnh đất vàng” thu hút nhiều người bán cũng như người mua. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) là một website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của sàn có thể mua bán sản phẩm/dịch vụ trên đó.
Việt Nam được đánh giá là thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử. Các sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam phải kể đến Shopee, Tiki, Lazada, Sendo…
Bán hàng trên sàn TMĐT đồng nghĩa với việc chủ cửa hàng có thể giảm bớt nhiều chi phí mặt bằng, thuê nhân viên… Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều ưu điểm như: Tiếp cận lượng khách hàng lớn, hỗ trợ vận chuyển, chăm sóc khách hàng, tận dụng các chương trình khuyến mại để tăng lượng khách hàng. Tuy nhiên, khi tham gia sàn thương mại điện tử, người bán sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Bài viết dưới đây, Ikitech sẽ đề cập đến những nhược điểm và rủi ro khi tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Và trả lời cho câu hỏi : “Tại sao Kinh doanh online không nên phụ thuộc hoàn toàn vào Sàn thương mại điện tử?”
1. Bị phụ thuộc vào sàn TMĐT
Bị phụ thuộc vào sàn TMĐT
Sàn TMĐT không thuộc sở hữu của bạn, mà đó chỉ là một website trung gian để bạn đăng bán hàng hóa. Chính vì thế, chủ sàn có quyền quyết định tất cả. Họ có quyền quyết định luật chơi, phí hoa hồng, quy định các điều kiện hợp đồng để người bán hàng tham gia bán hàng trên sàn. Điều này khiến rủi ro khi tham gia sàn là rất lớn. Nếu một ngày không may nào đó, Gian hàng của bạn vi phạm các chính sách, bị báo cáo không tốt, hay sàn không còn hoạt động thì cửa hàng của bạn sẽ biến mất hoàn toàn.
Khi mất cửa hàng trên sàn TMĐT khiến bạn có nguy cơ “mất trắng” toàn bộ dữ liệu khách hàng, thương hiệu mà bạn đã cố gắng xây dựng trong một thời gian dài.
2. Phí hoa hồng cao, lợi nhuận thấp
Các sàn thương mại điện tử đều có các chính sách chia sẻ hoa hồng riêng, điều này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của người bán. Ngoài khoản phí hoa hồng người bán còn phải chịu thêm các phí về vận chuyển, và khoản phí phạt từ phía chủ sàn nếu bạn vi phạm quy định.
Bên cạnh đó, nhiều sàn thường chậm trễ trong việc hoàn tiền lại cho người bán. Chính vì thế, tình trạng đọng vốn thường xuyên xảy ra.
3. Cạnh tranh cao
Cạnh tranh cao
Do không đặt nặng quy định tham gia sàn của người bán, vì thế mà người bán rất dễ dàng tạo gian hàng. Cùng một mặt hàng, trên sàn TMĐT sẽ xuất hiện rất nhiều người bán và cạnh tranh rất cao.
Khi khách hàng vào xem sản phẩm của bạn sẽ có thể thấy các gian hàng khách có sản phẩm tương tự. Vì thế khách hàng có thể dễ dàng so sánh sản phẩm và giá cả. Nếu sản phẩm của bạn giá cao hơn nhiều so với các shop khác thì khách hàng sẽ không mua sản phẩm tại cửa hàng của bạn nữa.
Do là kênh bán hàng thụ động, khách hàng tự tìm đến sản phẩm của mình khi có nhu cầu, nên doanh thu hầu như phụ thuộc vào hoạt động khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi của sàn TMĐT.
4. Mất dữ liệu khách hàng, khó chăm sóc khách hàng
Như đã từng đề cập ở trên, nếu bạn bị mất gian hàng trên sàn hoặc sàn không còn nữa thì các dữ liệu về khách hàng của bạn sẽ biến mất hoàn toàn. Ngoài ra bạn gặp khó khăn khi muốn chăm sóc khách hàng do sàn TMĐT giữ các dữ liệu khách hàng. Ngoài ra yếu tố rò rỉ thông tin, bảo mật thông tin của khách mua hàng cũng là điều đáng quan tâm.
5. Khó xây dựng thương hiệu
Khi bán hàng trên sàn TMĐT bạn khó xây dựng được thương hiệu riêng vì khách chỉ nhớ đến tên sàn mà không nhớ thương hiệu của bạn. Việc nhận diện thương hiệu riêng của bạn cũng gặp khó khăn do có rất nhiều thương hiệu của đối thủ cạnh tranh cùng xuất hiện trên sàn bên cạnh thương hiệu của bạn.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là:
- Sàn thương mại điện tử là kênh bán hàng chắc chắn phải có, nhưng làm thế nào để tối ưu hiệu quả trong lâu đài này?
- Cách bán hàng hiệu quả để không lệ thuộc vào sàn thương mại điện tử?
Cách để không phụ thuộc vào sàn TMĐT
Câu trả lời là: Tại sao Doanh nghiệp không tự tạo cho mình một website hay một app bán hàng riêng? Với ứng dụng bán hàng hay website bạn sẽ nhận không cần lo lắng đến rủi ro khi bán hàng trên sàn TMĐT nữa.
app bán hàng
Thứ nhất, Giúp tăng doanh số, bán được nhiều hàng hơn cho mỗi khách hàng. Bạn có thể thoải mái trưng bày tất cả các mặt hàng của mình bán trên app thương hiệu riêng. Để khi khách hàng vào app có thể thấy và lựa chọn nhiều sản phẩm khác nhau, mua hàng dễ dơn, và lượng đơn hàng tăng mạnh.
Thứ hai, xây dựng thương hiệu riêng vững mạnh, lâu bền. Việc sở hữu một app bán hàng riêng, làm tăng nhận diện thương hiệu và lòng tin của khách hàng. Từ đó tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng sẽ tăng cao.
Thứ ba, Tối đa lợi ích từ khách hàng cũ. Chi phí kiếm khách hàng mới thường rất cao. Việc vận dụng bộ quản lý khách hàng của ứng dụng bán hàng, sẽ giúp doanh nhân tối đa lợi ích của tập khách hàng cũ. Dễ dàng khiến họ quay lại mua hàng.
Thứ tư, Bán hàng đa kênh, quản lý tập trung. Nếu bạn thiết kế App bán hàng của Ikitech không chỉ giúp thương nhân bán hàng hiệu quả hơn mà còn giúp quản lý kinh doanh ở nhiều kênh khác như Website, mạng xã hội, Shopee, Tiki. đến các chuỗi của hàng offline truyền thống.
Với app bán hàng bạn đã có một lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều với các đối thủ khác.
Kinh doanh thương mại điện tử đang là xu hướng đang nổi trội ở Việt Nam. Để kinh doanh tốt và tránh rủi ro, bạn cần tiến hành kinh doanh đa kênh, đừng nên phụ thuộc quá nhiều vào 1 kênh bán hàng duy nhất. Có thể nói Ikitech là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay.